Tội đồng phạm cướp tài sản bị phạt 10 năm tù.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Xin chào các luật sư, Tôi có một người thân bị tuyên phạt sơ thẩm tội đồng phạm cướp tài sản 10 năm tù nhưng tôi nhận thấy bản án quá nghiêm khắc và không công bằng nên cần tham vấn gấp và cần 1 luật sư có thể nhận tham gia bào chữa vụ tố tụng này về mức thấp nhất 7 năm của khung luật. Sự việc chi tiết thế này: - Người thân của tôi (tạm gọi A) cùng B và C tham gia 3 vụ cướp. Trong đó C là kẻ chủ mưu và có tham gia trực  tiếp 1 vụ cướp trong tổn số 3 vừa đề cập, còn 2 vụ thì chủ mưu. Vụ thứ nhất: cướp SH (chỉ mình C giữ, bán và tiêu xài) Vụ thứ hai: cướp Novo 2, trong đó có điện thoại IP6 và Nokia 1280 (A giữ điện thoại 1280 trị giá 100 ngàn, B và C giữ xe và điện thoại) Vụ thứ ba: cướp Vespa (chỉ mình C giữ, bán và tiêu xài). A và C bị bắt vào tháng 2/2015, sau đó 2 tháng thì B bị bắt. Cả 3 vụ án đều có sử dụng hung khí: dao, súng điện. Trong đó,  A sử dụng súng điện trong vụ thứ 2, 2 vụ còn lại cản đường. A có nhân thân không tốt: bị tuyên án treo 3 năm tội cướp giật tài sản năm 2007, được khoan hồng lên phúc thẩm bị chứng minh là người bị hạn chế hành vi (điều này là có thật vào năm 2001 A bị tai nạn xe phải phẩu thuật ghép não điều trị gần 1 năm tại Chợ Rẫy, không bị khùng nhưng tâm thần hay bị kích thích mỗi khi buồn bực gia đình hay bị bạn bè lôi kéo). Cụ thể là trong vụ việc này, A chỉ được nhận điện thoại 100 ngàn trong vụ án 2 mà vẫn thản nhiên tham gia cướp. Nhắc lại vụ án treo trước đó, cướp một điện thoại Sphone trí giá 300 ngàn. Và trong vụ án này các bị cáo ABC có mức án tương đương 10 năm, riêng A được xét yếu tố này và được giảm chỉ có 6 tháng là 9,5 năm. Tổng giá trị tài sản của vụ án được tòa sơ thẩm tuyên là 157 triệu Tòa tuyên Quận 7 kết luận: A điều khoản a,e khoản 2 điều 133 luật hình sự, 9 năm 6 tháng, bồi thường 100 ngàn cho nạn nhân,200 phí dân sự, 200 hình sự. Xin nói thêm vụ án được xét xử lưu động, A không có luật sư bào chữa và gia đình gần như bỏ mặc vì đã gây phiền hà cho gia đình cũng như tai tiếng. Các yếu tố được giảm nhẹ không được công nhận trong phiên tòa: - A thành khẩn khai báo (điều này là chắc chắn vì A là người có bệnh án và không có kinh nghiệm qua mặt được cảnh sát điều tra trong tình trạng hoảng loạng), cảnh sát điều tra cũng thừa nhận, quan tòa làm ngơ vì quá trình xét xử, chánh án có vẻ rất giận B và C nên lúc cuối cho rằng 3 bị cáo không khai báo trung thực theo cảm tính. - A có thành tích bắt cướp tại địa phương, cướp từ Xã khác bị công an rượt đuổi đến địa phương mình, A đã bắt và được nhận bằng khen của địa phương nơi xảy ra vụ cướp. Nhận bằng khen năm 2014 (sau thời gian bị xóa án tích tù treo). - Bị hạn chế hành vi: Như đã nói trên, A được xét hạn chế hành vi của một vụ án trước và được khoan hồng nên tòa lần này bác bỏ bằng ngôn từ nhưng lúc tuyên án thì được nhẹ hơn chỉ  6 tháng so với bị cáo khác.   Là một người không trong ngành luật, tôi trình bày trên có phần không theo trật tự mong mọi người đọc qua thông cảm. Tôi thực sự nhận thức được hành vi của các bị cáo rõ ràng là đáng bị trừng trị, nhưng điểm mấu chốt ở đây là A bị hạn chế năng lực hành vi, dù không phải bị tâm thần nhưng rất dễ bị kích động, là người có thu nhập không ổn định từ các công việc phổ thông tự do cùng lúc như xe ôm, nạo vét cầu cống vệ sinh, lái ba gác thuê mà trong khi phải áp lực nuôi 2 con nhỏ trong khi vợ mới sinh chưa đi làm. Giai đoạn thực hiện các vụ cướp lúc đứa con mới ra đới trước đó chỉ có 4 tháng và một đứa 2,5 tuối, gánh nặng cơm áo gạo tiền là một điều lẽ ra được tòa cân nhắc về tinh thần nhân đạo của luật pháp. Trình độ A và vợ A học hành chưa hết lớp 3, A khi còn nhỏ đi học ở lại lớp 4 năm. Không phải là người trong ngành nhưng thấu hiểu được hoàn cảnh này, tôi cũng là người thân của A, tôi mong qua trình bày này sẽ có luật sư đủ can đảm nhận bào chữa vụ án này lên phúc thẩm. Xin liên hệ tôi qua điện thoại 09.33 733 937 (Phụng)

    • Chào mrphungsg!

      Trước hết về tính chất vụ án như bạn nêu thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A, B, C là có căn cứ phù hợp. Việc tòa tuyên án nặng hay nhẹ có phù hợp với các tình tiết, vai trò và vị trí của các bị cáo hay không thì mới chỉ có những thông tin bạn nêu thì chưa thể đưa ra nhận định cuối cùng được.

      Việc của bạn và gia đình cũng như người đang bị kết án nếu không đồng ý với nội dung bản án sơ thẩm thì cần phải thực hiện việc kháng cáo, nộp đơn kháng cáo theo quy định chỉ là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án.

      Việc mời luật sư tham gia bào chữa là quyền của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bị cáo có thể mời bất cứ luật sư ở địa phương nào cũng được để tham gia bào chữa cho mình.

      Qua thông tin bạn cung cấp thì phiên tòa sơ thẩm dù được tổ chức xét xử lưu động nhưng không thuộc trường hợp bắt buộc phải có luật sư - luật sư chỉ định theo quy định nên bị cáo không mời luật sư thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử như quy định chung.

      Khi bị cáo mời luật sư tham gia bào chữa cho mình thì luật sư sẽ phải thực hiện đúng chức năng của mình theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự và Luật Luật sư...

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn