Tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn theo Bộ Luật hình sự 2015

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/07/2017

Tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Trần Nam Phương, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực giao thông đường sắt. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể: Tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn theo Bộ Luật hình sự 2015. Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi dấu hiệu pháp lý của tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn theo Bộ Luật hình sự 2015. Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với tội danh này là gì? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)  

    • Theo quy định tại Điều 269 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), được sửa đổi bởi Khoản 81 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:

      1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

      a) Làm chết người;

      b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

      c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

      d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

      a) Làm chết 02 người;

      b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

      c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

      a) Làm chết 03 người trở lên;

      b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

      c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

      4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      - Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

      Khách thể: Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường sắt. Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường sắt

      Chủ thể: Chỉ những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật về phương tiện giao thông đường sắt mới là chủ thể của tội phạm này.

      Mặt khách quan: Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan đó là “cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không bảo đảm an toàn”.

      Hậu quả: Người phạm tội phải gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tín mạng con người. Hoặc trường hợp chưa gây thiệt hại nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

      Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn là do vô ý.

      - Hình phạt tù áp dụng cao nhất đối với tội danh này là 15 năm tù (Khoản 3 Điều luật).

      Trên đây là nội dung tư vấn về tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn