Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nan giao thông

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Xin luật sư tư vấn giúp cháu: Việc là các đây 10 tháng anh cháu tham gia giao thông trong tình trạng có uống rượu và chạy ngược chiều nên bị hai xe ô tô du lich đâm vào và tử vong tai bênh viện. Nhưng khi vào bệnh viện thì không một người nào bên phía hai xe vào hỏi thăm điều đáng nói là 1 người làm công an. Trong hồ sơ phòng CSGT kết luận là anh cháu sai. Hiện tại a cháu mất để lại vợ và con nhỏ 3 tuổi. Vậy xin hỏi luật sư thi bên hai nhà xe có phải bồi thường hay trắch nghiệm gì liên quan không. Cháu xin cám ơn luật sư

    • 1. Trách nhiệm hình sự: Vụ việc tai nạn giao thông chỉ khởi tố vụ án hình sự nếu người điều khiển phương tiện giao thông có lỗi, gây thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tài sản của người khác (Điều 202 BLHS). Tuy nhiên, theo thông tin bạn nêu thì trong vụ việc tai nạn đó thì lỗi hoàn toàn thuộc về anh bạn và anh bạn đã tử vong, do vậy trách nhiệm hình sự sẽ không đặt ra.

      2. Trách nhiệm dân sự: Bộ luật dân sự 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ (ô tô, xe gắn máy,..) gây ra như sau:

      "Điều [Điểm neo] 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

      1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

      Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

      2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

      3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

      b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

      Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại."

      Như vậy, đối chiếu với quy định pháp luật trên, nếu anh bạn hoàn toàn có lỗi thì người gây tai nạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

      Gia đình bạn có thể liên hệ với người gây tai nạn hoặc cơ quan đoàn thể nơi họ ông tác để đề nghị được hỗ trợ một phần thiệt hại.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn