Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/03/2020

Liên quan đến việc tổ chức gặp phạm nhân. Ban biên tập cho tôi hỏi: Theo quy định mới thì trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân được quy định như thế nào?

    • Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân được quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA' onclick="vbclick('6A34B', '318332');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ 26/03/2020), cụ thể như sau:

      - Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân phải mặc quần áo dài của cơ sở giam giữ phạm nhân cấp bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ (trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được cấp quần áo thì được mặc quần áo dài thường nhưng phải đóng dấu theo nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân); nghiêm chỉnh chấp hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và tuân theo sự hướng dẫn của các cán bộ có trách nhiệm trong việc tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác.

      - Thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác. Thân nhân, cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo quy định của Bộ Công an. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.

      - Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn