Tranh chấp con ngoài giá thú

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Vào năm 2012 tôi có quen biết một người con gái đi chơi trong 10-15 ngày, sau này được họ báo có thai và sinh em bé vào tháng 8/2013 (nay khoảng 3 tháng tuổi). Tôi sắp đám cưới với vợ vào tháng 11 và gia đình sợ họ gây rối ở đám cưới tôi, người yêu tôi đã biết từ lâu và chấp nhận. Tôi luôn đưa ra thỏa thuận xét adn phải con mình thì tôi mang về nuôi dưỡng không liên quan gì nữa bên họ. Nhưng đến nay họ đổi ý, họ muốn nuôi và bắt tôi cấp một số vốn không thì cho gia đình khác, thách thức để tôi cấp số vốn chứ ko phải phụ cấp hàng tháng. Tôi không đồng ý và chưa làm xét nghiệm adn vì tôi muốn viết giấy cam đoan thỏa thuận rồi mới xét nghiệm. Nay cho tôi hỏi: 1/ Pháp luật có ép buộc tôi phải xét nghiệm adn không hay quyền tôi tự nguyện 2/ Pháp luật có xử lý người gây rối đám cưới không Rất mong tư vấn của luật sư. Xin cám ơn

    • ​Nếu anh muốn xác định cháu bé đó có phải là con anh hay không thì biện pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm ADN. Pháp luật không bắt buộc anh phải làm như vậy. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp và đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì biện pháp xét nghiệm ADN cũng được áp dụng, bên nào đưa ra yêu cầu thì bên đó phải thanh toán chi phí.

      Trong trường hợp có người gây rối, phá phách đám cưới của anh thì tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi có thể vi phạm vào điều 245 Bộ luật Hình sự về gây rối trật tự công cộng:

      "1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

      a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

      b) Có tổ chức;

      c) Gây cản trở giao thông hoặc gây đình trệ hoạt động giao thông công cộng;

      d) Xúi giục người khác gây rối;

      đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

      e) Tái phạm nguy hiểm".

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn