Trêu ghẹo trên đường làm cô gái ngã chết: Phạm tội gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016
Vào khoảng 17h47 ngày 8/8 chị Trần Thị H (18 tuổi, ở đội 3, thôn Đông Hạ, xã Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội) đang trên đường từ Khu công nghiệp Phú Nghĩa về nhà. Khi đi đến đoạn chợ Gốt thì bị hai thanh niên cởi trần, đi xe máy Dream đánh võng bên cạnh và buông lời trêu ghẹo. Sau khi bị hai thanh niên đập vào vai, nạn nhân bị chệch tay lái, ngã ra đường. Đúng lúc đó, chiếc xe tải mang BKS 29C-03… của tài xế tên Hạnh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ) đi ngược chiều do không xử lý kịp đã chèn ngang người cô gái. Nạn nhân đã tử vong tại chỗ. Hai thanh niên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?Và hai thanh niên sẽ bị truy cứu về tội danh gì?
    • Hai thanh niên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

      Có quan điểm cho rằng hai thanh niên này không phạm tội bởi ngay từ đầu, hai thanh niên này không hề có ý định gây ra cái chết cho nạn nhân. Chị H. mất lái rồi ngã xuống đường sau hành động của hai thanh niên chỉ là một tai nạn đáng tiếc.

      Ngược lại, có quan điểm cho rằng không thể cứ nói không có ý định gây ra cái chết cho nạn nhân thì hai thanh niên không phải chịu trách nhiệm. Nguyên do những vụ tai nạn giao thông dẫn đến chết người thường thì người gây ra tai nạn không hề có ý định gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong vụ này, T. phải bị truy cứu...

      Nhưng hai thanh niên sẽ bị truy cứu về tội danh gì?

      Muốn xác định hành vi trêu ghẹo của hai thanh niên có phạm tội không thì không thể không bắt đầu từ cái chết của chị H. Hầu hết các vụ án hình sự đều phải bắt đầu từ hậu quả. Từ hậu quả rồi tìm ra nguyên nhân dẫn đến hậu quả và cuối cùng hành vi nào là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó.

      Chị H. bị chết do hành vi tác động ngoại lực của hai thanh niên làm chị ngã xuống đường và bị xe tải chèn qua. Nếu tự nhiên chị H bị mất lái thì lúc này tai nạn là do chị tự gây ra. Nhưng trường hợp này không phải như vậy mà do có sự tác động của hai thanh niên. Nếu hai thanh niên không đột vỗ vào vai của chị H. thì chị không giật mình mà mất lái. Chính sự tác động này của hai thanh niên là nguyên nhân làm cho chị H. bị chết.

      Không cần phải phân tích nhiều thì ai cũng có thể hiểu chị H. bị chết do hành động trêu ghẹo của hai thanh niên gây nên. Về lý luận, hành động của hai thanh niên là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho chị H. Người có hành vi là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả do mình gây ra.

      Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

      Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

      Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

      Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

      Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

      Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

      Khi vỗ vào sau lưng của chị H., hai thanh niên chỉ muốn trêu ghẹo nhưng ai cũng biết hành vi đó rất nguy hiểm đến tính mạng của chị H. Bởi lẽ trong lúc đang điều khiển xe máy trên đường, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm cho người lái xe mất thăng bằng, không làm chủ được tay lái. Có lẽ chính vì vậy mà đối với tội cướp giật tài sản, liên ngành trung ương phải hướng dẫn “dùng thủ đoạn nguy hiểm” là cướp giật người đi mô tô, xe máy...

      Đối với cái chết của chị H., đúng là hai thanh niên không mong muốn, cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra nên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 BLHS (lỗi cố ý) mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 BLHS (lỗi vô ý vì quá tự tin). Chị H. không tự ngã, cũng không tự chết nên các cơ quan tố tụng không nên băn khoăn nhiều về trách nhiệm hình sự của hai thanh niên. Hành vi của hai thanh niên này phạm tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 BLHS.

      Về kỹ thuật lập pháp, không phải tội phạm nào nhà làm luật cũng mô tả hết tất cả biểu hiện cụ thể của hành vi trong điều luật. Ví dụ: Có rất nhiều trường hợp giết người xảy ra như đâm, chém, bắn, đấm, đá, đầu độc, bóp cổ, chôn sống... nhưng điều văn của điều luật chỉ quy định “người nào giết người…”. Tương tự, đối với tội vô ý làm chết người, điều văn của điều luật cũng chỉ quy định “người nào vô ý làm chết người…”.

      Luật gia Đồng Xuân Thuận

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn