Trường hợp nào được khám xét chỗ ở vào ban đêm, không có sự có mặt của người bị khám xét?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/01/2022

Em tôi bị công an khám xét chỗ ở vào ban đêm và không có mặt của em tôi tại thời điểm đó như vậy có đúng luật không? Mong được anh/chị giải đáp.

    • Trường hợp nào được khám xét chỗ ở vào ban đêm, không có sự có mặt của người bị khám xét?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Trường hợp nào được khám xét chỗ ở vào ban đêm, không có sự có mặt của người bị khám xét?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

      - Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

      - Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

      Theo quy định như trên trong trường hợp khẩn cấp công an có quyền khám xét chỗ ở vào ban đêm. Tuy nhiên việc khám xét phải được ghi rõ lý do vào biên bản.

      Việc khám xét chỗ ở vẫn được tiến hành khi người bị khám xét không có mặt nếu có sự chứng kiến của hai người chứng kiến.

      Như vậy, nếu công an khám xét nhà của em bạn vào ban đêm, không có sự có mặt của em bạn nhưng trong trường hợp khẩn cấp và có đầy đủ người làm chứng thì các cán bộ Công an đã làm đúng quy định.

      2. Người chứng kiến là ai?

      Căn cứ Điều 67 Bộ luật này có quy định như sau:

      1. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

      2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:

      a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

      b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

      c) Người dưới 18 tuổi;

      d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn