Trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 301 BLHS (tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn)

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/09/2016
Trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 301 (tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn) là trường hợp nào?
    • Khoản 3 Điều 301 quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng cao hơn.

      Khi xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn cần chú ý:

      Nếu là thiệt hại gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do hành vi thiếu trách nhiệm để người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng bị giam, giữ hoặc người bị kết án tử hình trốn mà dẫn đến việc phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ xét xử và người bỏ trốn lại phạm tội mới gây thiệt hại vật chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Thiệt hại về vật chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BAC-BTP ngày 25-12-2001.

      Ví dụ: Ngô Xuân P phạm tội giết người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự và bị tạm giam. Do thiếu trách nhiệm của cán bộ canh gác, nên P đã bỏ trốn. Sau khi bỏ trốn, P lại tiếp tục thực hiện tội giết người cướp tài sản gây chết một người và chiếm đoạt tài sản giá trị trên 500 triệu đồng thì phải coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      Nếu thiệt hại do người bị giam, giữ trốn gây ra cho xã hội sau khi đã bỏ trốn mà gây thiệt hại đó không phải là về vật chất thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây ra, như sau khi bỏ trốn người bị giam, giữ đã phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc liên tục phạm tội rất nghiêm trọng gây hoang mang cho xã hội.

      Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của Điều 301, người phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

      Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn