Tư vấn về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/07/2017
Em muốn tư vấn về vấn đề xử lý khi tai nạn giao thông. Người bị nạn bị tâm thần đang sống cùng mẹ già (80 tuổi). Người bị nạn đã chết, sau khi gây tai nạn biêt nạn nhân đã chết do hoảng loạn nên rời bỏ hiện trường sau 6 giờ gây tai nạn đã ra cơ quan chức năng khai báo. Đồng thời gia đình nạn nhân đã viết đơn bãi nại không truy cứu bất cứ điều gì sau này. Trong thời gian chờ đợi cơ quan chức năng xử lý từ 25-1-2015 đến nay tôi muốn hỏi những xử phạt trong trường hợp trên.
    • Trường hợp 1: Trong trường hợp này cần xác định rõ lỗi thuộc về phía bên nào, nếu lỗi hoàn toàn thuộc về phía nạn nhân là người bị tâm thần gây ra thì trong trường hợp này bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với trách nhiệm dân sự tùy trường hợp bạn vẫn phải bồi thường.
      Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
      “1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
      Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
      2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
      3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
      a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
      b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
      4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
      Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
      Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì ngay cả khi không có lỗi nhưng chủ sở hữu xe vẫn phải bồi thường thiệt do đây là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đồng thời, Theo hướng dẫn tại mục III Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, chủ sở hữu xe cơ giới là người trước tiên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Người thứ hai có trách nhiệm bồi thường là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới, cả khi người này không có lỗi.
      Như vậy, ngay cả khi không có lỗi nhưng chủ sở hữu xe vẫn phải bồi thường thiệt do đây là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì mới không phải bồi thường.
      Trường hợp 2: Nếu trường hợp lỗi do người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn và nạn nhân được xác định là chết do vụ tai nạn đó gây ra thì người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
      Thứ nhất, trách nhiệm hình sự.
      Theo Điều 202 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:
      “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm:
      A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
      B) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
      C) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
      D) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
      Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
      4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
      5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
      Ngoài ra theo khoản 1 điều 2 Thông tư 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định:
      “1. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 là một trong các trường hợp sau đây:
      Làm chết một người;
      …..”.
      Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi gây ra tai nạn thì
      “Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”.
      Như vậy, việc nạn nhân đã chết và người gây tai nạn rời bỏ hiện trường có thể thấy pháp luật cho phép người gây tai nạn được rời khỏi hiện trường nhưng phải trong trường hợp vì lý do người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất là trái với quy định của pháp luật.
      Khi xác định phạm tội tòa sẽ căn cứ vào điều luật để xác định hành vi vi phạm thuôc khoản nào, xem xét hậu quả và mục đích của việc người điều khiển phương tiện rời bỏ hiện trường. Nếu phạm tội theo khoản 1 làm chết 1 người thì hình phạt thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nếu người điều khiển phương tiện gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ phạm tội theo khoản 2 điều 202 bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
      Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Tòa án sẽ căn cứ đến các yếu tố như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác để có quyết định cho phù hợp.
      Thứ hai, trách nhiệm dân sự.
      Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì
      “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
      2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.
      Theo Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005 thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
      “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
      b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
      c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
      2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
      Như vậy, ngoài khoản bồi thường về chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, người điều khiển phương tiện còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.CV: Trường Nghiêm – Công ty Luật Minh Gia

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn