Vận chuyển, mua bán một bánh hêrôin thì bị xử lý như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Vận chuyển, mua bán một bánh heroin thì bị xử phạt như thế nào?

    • Vận chuyển, mua bán một bánh hêrôin thì bị xử lý như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy

      Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Điều 194 của Bộ luật Hình sự quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như sau:

      “Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

      1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      ...

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

      Theo quy định tại điểm 3.6 Mục II của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính, cụ thể là:

      a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

      b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

      c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;

      d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;

      đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;

      e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;

      g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.

      Do vậy, nếu trọng lượng hêrôin dưới 0,1 gam và người vận chuyển không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì người vận chuyểnsẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, theo đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

      Trường hợp trọng lượng hêrôin từ 0,1 gam đến dưới 5 gam hoặc dưới 0,1 gam nhưng người vận chuyển có mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của Bộ luật Hình sự. Việc xác định khung hình phạt sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của hêrôin,

      2. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy

      Theo quy định tại Điều 194 của Bộ luật Hình sự và quy định tại tại điểm 3.6 Mục II của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì hành vi mua bán hêrôin sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 của Bộ luật Hình sự, không phụ thuộc vào trọng lượng của hêrôin. Trọng lượng của hêrôin được xác định là là tình tiết định khung tăng nặng tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 194 của Bộ luật Hình sự.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn