Vay tiền nhưng không có khả năng trả nợ, có phạm tội lừa đảo?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/10/2018

Ngày 21/8/2018, Tôi có đem sổ hồng để thế chấp cho anh Hồ Xuân là 200 triệu đồng và trả lãi mỗi ngày là 8 triệu đồng. Sau khi cầm giấy tờ, anh Xuân trừ các chi phí thì giao lại cho tôi 164 triệu đồng. Tôi phải chuyển khoản cho anh Xuân mỗi ngày 8 triệu đồng. Hiện nay tôi không có khả năng chi trả thì theo luật pháp tôi có bị phạm tội lừa đảo hay không?

 

 

    • Vay tiền nhưng không có khả năng trả nợ, có phạm tội lừa đảo?
      (ảnh minh họa)
    • Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

      1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

      b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
      ...

      Như vậy, hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản.

      Trong trường hợp của bạn, quan hệ vay mượn ở đây là quan hệ dân sự, cả bên vay và bên cho vay đều có thỏa thuận về việc trả lãi và có tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không có thủ đoạn gian dối ở đây. Do đó, bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

      Ngoài ra, căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về mức lãi suất cho vay chúng tôi nhận thấy rằng, bên cho vay đã vi phạm về mức lãi suất trong hợp đồng vay. Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn vay 200 triệu nên khoản tiền lãi sẽ không vượt quá 40 triệu đồng/năm. Bạn và phía bên cho vay thỏa thuận lãi suất đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép. Khi xảy ra tranh chấp thì pháp luật sẽ không bảo vệ quyền lợi bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá đó. Ở đây, bên cho vay đã có dấu hiệu vi phạm quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, để bảo vệ tốt quyền lợi cho bạn bạn nên trình báo với cơ quan công an.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn