Việc xử lý đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/03/2020

Xử lý đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân được quy định như thế nào? Nhờ Ban biên tập hỗ trợ theo văn bản mới. Xin cảm ơn!

    • Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BCA' onclick="vbclick('6AA83', '319387');" target='_blank'> Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BCA (Có hiệu lực ngày 20/03/2020) quy định xử lý đồ vật cấm như sau:

      - Đồ vật cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, Điều 3 Thông tư này thì lập biên bản chuyến giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; đồ vật cấm quy định tại các khoản 5,6, 10, 11 Điều 3 Thông tư này thì tổ chức tiêu huỷ.

      - Đối với đồ vật cấm quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư này trong trường họp phạm nhân tự nguyện giao nộp thì được đưa vào lưu giữ hoặc bàn giao cho thân nhân phạm nhân theo đề nghị. Trong trường hợp phát hiện, thu giữ thì sau khi đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm, đồ vật cấm này được gửi vào kho bạc nhà nước nơi đơn vị đóng quân đế xử lý theo quy định của pháp luật.

      - Đồ vật cam quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này thì đưa vào kho lưu giữ và trả lại cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù.

      - Đồ vật cấm quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này sau khi thu giữ phải niêm phong, lưu giữ đế làm rõ nội dung vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.

      - Việc xử lý đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng xử lý. Thành phần Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở cơ sở giam giữ được quy định như sau:

      + Đối với Hội đồng xử lý đồ vật cấm của trại giam do Giám thị làm Chủ tịch; Phó Giám thị phụ trách công tác trinh sát làm Phó Chủ tịch; Trưởng phân trại, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đội Quản giáo, Đội Giáo dục và hồ sơ, Đội Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Đội Tài vụ - hậu cần, Đội Y tế và môi trưởng làm ủy viên.

      + Đối với Hội đồng xử lý đồ vật cấm của trại tạm giam do Giám thị làm Chủ tịch; Phó Giám thị phụ trách phân trại quản lý phạm nhân làm Phó Chủ tịch; Trưởng phân trại; Đội trưởng Đội Tham mưu - Hậu cần (những trại tạm giam có Đội Trinh sát thì Đội Trinh sát thay Đội Tham mưu - Hậu cần làm ủy viên), Đội Y tế, Đội Cảnh sát bảo vệ, Đội Quản giáo làm ủy viên.

      + Đối với Hội đồng xử lý đồ vật cấm của nhà tạm giữ do Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm Chủ tịch. Đội trưởng Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp làm Phó Chủ tịch, cán bộ phụ trách buồng giam, Cảnh sát bảo vệ làm ủy viên.

      => Trên đây là quy định xử lý đồ vật cấm. Bạn có thể tham khảo thêm các điều luật của Thông tư trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn