Vô tình chứa chấp không khai báo tội phạm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/09/2016

Gần đây công an tp hà nội vừa phá 1 vụ án ''con nợ bắt ép giam giữ đánh đập để cưỡng  đoạt tài sản của chủ nợ'', tôi là người bị liên quan đến vụ việc trên, nhưng là vô tình không có chủ ý có thể nói tôi cũng bị lừa do quá tin tưởng bạn bè,, đồng ý cho bạn bè vào nhà chơi và chờ mình về khi không có nhà,, đến khi về cũng không hỏi dõ sự việc khi có mặt của người lạ ở nhà,, để đến khi vỡ nở mới biết bạn mình là tội phạm mình coi như kẻ chúa chấp giam giữ không khai báo sự việc, trong khi sự việc từ đầu tôi không biết gì đến khi xảy ra tôi mới biết là mọi người gây tội trong nhà,,vi thời gian tôi về nhà rất ít đi ra ngoài liên tục,,bố mẹ va em trai đi làm không có nhà,, đến nay vụ việc đã được làm rõ tôi thấy mình có trách nhiệm liên quan đến vụ án, và đã bị gọi triệu tập ra cơ quan công an, vậy nay tôi trình và xin các vị luật gia co kiến thức về pháp luật làm ơn giải đáp giúp tôi về trách nhiệm hình sự của tôi trong  vụ án này như thế nào co đúng với tính chất tôi nêu trên la chứa chấp giam giữ che giấu tội phạm không khai báo không? và nếu ở tình tiết đấy thì mức án của tôi như thế nào? Nếu tình tiết của tôi chỉ là vô tình do không biết dõ sự việc đúng như sự thật của tôi như vậy thì liệu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    • Căn cứ những thông tin sơ bộ bạn đưa ra, nhiệm vụ quan trọng là chứng minh bạn không liên quan với vai trò đồng phạm với những người thực hiện hành vi bắt cóc, cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên việc này rất khó vì bạn trình bày chưa cụ thể về việc nhóm bạn của bạn bắt chủ nợ đưa về nhà bạn như thế nào? Bạn có biết đó là chủ nợ không? tại sao họ lại vào được nhà bạn? người bị nhóm bạn của bạn bắt và bị giam giữ tại nhà bạn bao lâu? và tại sao trong từng ấy thời gian bạn không biết được nhân thân của người đó cũng như mối liên hệ giữ người đó với nhóm bạn của bạn? Bạn và những người bắt cóc người kia có thỏa thuận hay bàn bạc gì không?. Vì thế rất khó chứng minh rằng bạn không liên quan và đồng phạm trong trường hợp này. Những người thực hiện hành vi trên có thể bị truy cứu hình sự về tội theo quy định tại Điều 135 BLHS. Tội cưỡng đoạt tài sản

      1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

      A) Có tổ chức;

      B) Có tính chất chuyên nghiệp;

      C) Tái phạm nguy hiểm;

      D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

      Đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

      A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

      B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

      A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

      B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      hoặc tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 BLHS. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

      1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

      A) Có tổ chức;

      B) Có tính chất chuyên nghiệp;

      C) Tái phạm nguy hiểm;

      D) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

      Đ) Đối với trẻ em;

      E) Đối với nhiều người;

      G) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

      H) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

      I) Gây hậu quả nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

      A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

      B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

      C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

      A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

      B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

      C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

      Căn cứ vào các dấu hiều cấu thành tội phạm cơ quan điều tra sẽ khởi tố về một trong các tội danh trên. Theo tôi bạn nên tường trình một cách chính xác với cơ quan điều tra về sự việc. Như vậy sẽ xác định mức độ liên quan hay đồng phạm của bạn trong vụ án này. Theo quy định của bộ luật TTHS 2003 bạn có quyền mời luật sư bào chữa cho bạn. Chào bạn

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn