Xử lí tai nạn giao thông làm chết người

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/09/2016

kính thưa luật sư! Tôi xin trình bày sự việc như sau: Em họ tôi đi chơi với bạn bằng xe máy. trong quá trình tham gia giao thông (em tôi ngồi sau) thì xảy ra tai nạn làm chêt người. nguyên nhân theo phía cơ quan ĐT thì lỗi thuộc vê cả hai bên: em tôi và bạn đi với tốc độ nhanh, còn phía bên kia điều khiển xe trong tình trạng đã sử dụng qua rượu, bia. hai xe đi ngược chiều, phía bên kia sang đường không xinhan, cộng với trời tối nên xe của em tôi đâm phải. cả hai em tôi đều có giấy phép lái xe và đều đội mũ bảo hiểm theo quy định, không sử dụng rượu bia. sau khi xảy ra tai nạn, em tôi đã đưa nạn nhân vào viện cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi và chết tại bệnh viện. sau đó, phía gia đình tôi đã nhiều lần đến gia đình bên kia thăm hỏi, thắp hương và đưa tiền cho họ lo mai táng nhưng họ không nhận. họ đòi số tiền quá lớn với khả năg thu nhập và chi trả của gia đình tôi (100 triệu đồng) nên sự việc vẫn chưa được giải quyết. Vậy tôi xin nhờ luật sư tư vấn cho gia đình tôi: + em tôi ngồi phía sau (bạn của em tôi lái) thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? + việc bồi thường của gia đình tôi được tính như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

    • Xử lí tai nạn giao thông làm chết người
      (ảnh minh họa)
    • 1. Em trai bạn không phải là người điều khiển giao thông nên không phải chịu trách nhiệm gì trong hình sự (nếu có) và dân sự...

      2. Gia đình bạn cũng không có trách nhiệm bồi thường gì cả.

      Về cách tính bồi thường: Theo quy định tại điều 610 Bộ luật Dân sự, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường các thiệt hại:

      1. Thiệt hại về vật chất bao gồm:

      a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

      b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

      c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng được quy định tài điều 612- Bộ luật Dân sự như sau:

      - Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

      - Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

      2. Thiệt hại về tinh thần: Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn