Xử lý nguời tham gia đánh bạc chưa đủ tuổi vị thành niên

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Em có em trai hiện tính đến tháng 3 năm 2013 mới tròn 18 tuổi. Trước đó 1 năm em nó có bị công an bắt về tội đánh bạc. Theo em tìm hiểu và đuợc công an xã cho biết là em trai em đã đc trả tự do ngay sau đó vài giờ đồng hồ và gia đình em cũng biết chuyện. Nhưng sau đó khoảng 1 thời gian thì có người đến đòi nợ em trai em va gia đình em với số tiền là 5 triệu đồng. Khi gia đình em hỏi thì người đó bảo là cho em trai em vay để nộp phạt cho công an. Vì con trai ông ấy cũng bị bắt cùng em trai em nên ông ấy cho em nó muốn số tiền đó. Khoảng thời gian gần đây em trai em có đi xe đạp điện va mang theo điện thoại di động thì bị con trai người cho em trai em vay tiền chiếm đoạt xe và điện thoại di động. Vụ việc này có phó trưởng công an xã biết nhưng không giải quyết. Em xin đc hỏi về việc xử lý người tham gia đánh bạc chưa đủ tuổi vị thành niên cụ thể là em trai em và việc xử lý vụ việc chiếm đoạt tài sản như trên em đã nêu. em xin chân thành cảm ơn!!!
    • 1. Theo quy định tại điều 12 bộ luật hình sư 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì : “người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” (vào thời điểm bị bắt về tội đánh bạc em tra anh/chị 17 tuổi do đó đủ điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sư). Tuy nhiên theo như anh/chị trình bày thì em của anh/chị chỉ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực này. Theo quy định tại nghị định 167/2013 có hiệu lực ngày 28/12/2013 thì mức xử phạt đối với hành vi đánh bạc như sau:

      “Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

      1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

      2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

      a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

      b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

      c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

      d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

      3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

      b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

      4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

      a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

      b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

      c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

      d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

      5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

      a) Làm chủ lô, đề;

      b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

      c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

      d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

      6. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

      7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

      Tuy nhiên vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm em của anh/chị chưa đủ 18 tuổi nên theo quy định tại Điều 134Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội thì:

      “3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

      Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

      Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay’

      Do đó anh/chị cần xem xét lại em anh/chị đã vi phạm hành vi cụ thể nào trong những hành vi trên để tính được mức xử phạt 5 triệu đồng có đúng theo quy định của pháp luật hay không.

      2. Đối với hành vi xâm phạm tài sản của em trai anh/chị do con trai người cho em của anh/chị vay tiền thì cần anh/chị nên đến trình báo với Cơ quan công an gần nhất hoặc cơ quan Công an nơi xảy ra hành vi phạm tôi. Nếu chị đã trình báo với công an xã nhưng không được giải quyết thì anh chị có thể đến Cơ quan Công an điều tra cấp Quyện/Huyện trình báo. Để cơ quan điều tra tiến hành xác minh, điều tra hành vi nêu trên.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn