Bắt đối tượng bảo trợ xã hội nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân bị xử lý ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/06/2018

Bắt đối tượng bảo trợ xã hội nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân bị xử lý ra sao? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thanh Phương, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Bắt đối tượng bảo trợ xã hội nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân bị xử lý ra sao? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (0908***)

    • Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 144/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('339A3', '246011');" target='_blank'>Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì hành vi bắt đối tượng bảo trợ xã hội nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân sẽ bị xử phạt như sau:

      2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội;

      ...

      3. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở bảo trợ xã hội hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này.

      Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (bắt đối tượng bảo trợ xã hội nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân) có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở bảo trợ xã hội hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng vi phạm.

      Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi bắt đối tượng bảo trợ xã hội nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 144/2013/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn