Bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy, chữa cháy thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/01/2022

Bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy, chữa cháy thế nào? Trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

    • Bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy, chữa cháy thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy, chữa cháy thế nào?

      Điều 3 Thông tư 08/2018/TT-BCA' onclick="vbclick('5917F', '233863');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư 08/2018/TT-BCA có quy định về việc bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ, theo đó:

      1. Yêu cầu bố trí lực lượng Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ

      a) Bảo đảm đủ lực lượng thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ và lực lượng thay thế;

      b) Bảo đảm tính chuyên trách, chuyên nghiệp;

      c) Được bố trí tại Công an các đơn vị, địa phương:

      Tại Bộ Công an:

      - Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

      - Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ;

      - Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Trung tâm ứng phó về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

      - Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Trung tâm huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

      Tại Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh

      Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Công an cấp tỉnh:

      - Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ;

      - Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

      Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh:

      - Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ;

      - Phòng Cứu nạn, cứu hộ;

      - Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh.

      2. Trường hợp được bố trí theo Phòng, Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ thì thẩm quyền thành lập Phòng, Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

      Trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

      Điều 4 Thông tư này cũng có quy định về trực cứu nạn, cứu hộ như sau:

      1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, việc trực cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo Thông tư số 50/2017/TT-BCA ngày 01/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

      2. Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, số lượng người trực cứu nạn, cứu hộ do người đứng đầu cơ sở quyết định nhưng phải bảo đảm các vị trí trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, điều khiển phương tiện và thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.

      3. Đối với lực lượng dân phòng, trường hợp được huy động trực cứu nạn, cứu hộ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng người trực.

      Hướng dẫn phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị

      Điề 5 quy định về hướng dẫn phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị như sau:

      1. Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm địa bàn để đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành nội quy, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, cụ thể:

      a) Nội quy về công tác cứu nạn, cứu hộ gồm: Các hành vi bị nghiêm cấm; những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn; việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;

      b) Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn bao gồm hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, hầm trú ẩn khi cần thiết.

      2. Biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn, cứu hộ gồm: Biển báo khu vực hoặc vị trí nguy hiểm dễ xảy ra sự cố, tai nạn; biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ; biển chỉ dẫn khu vực tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ chỉ dành cho lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ.

      Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn về mẫu biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

      3. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ phải được phổ biến, niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn