Cách thức giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/07/2019

Xin chào, cho tôi hỏi theo thông tư mới được ban hành quy định về trình tự giám định di vật, cổ vật thì việc giám định được thực hiện như thế nào?

    • Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định việc thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật được thực hiện như sau:

      - Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định để xác định niên đại (tuyệt đối hoặc tương đối) và các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc xem xét đối tượng giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây:

      + Hình dáng, kích thước, chất liệu, thành phần hóa học, màu sắc và hoa văn trang trí, văn tự trên hiện vật.

      + Các dấu hiệu khác có liên quan.

      - Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.

      - Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

      - Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.

      - Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn