Chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi trẻ em như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/04/2020

Hiện tại gần nhà tôi có trường hợp bé Quân (7 tuổi) và em gái (2 tuổi) đều bị bố mẹ bỏ rơi, không ai chăm sóc, nuôi dưỡng. Chị Kiều là người họ hàng xa của hai bé. Chị không biết trường hợp của hai anh em có phải trường hợp trẻ em cần được chính quyền địa phương hỗ trợ và can thiệp không? Cơ quan nào có trách nhiệm xác định biện pháp bảo vệ đối với trẻ em? Nhờ Luật sư hỗ trợ giúp.

    • Chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi trẻ em như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Theo quy định tại Điều 52 Luật trẻ em 2016 có quy định việc hỗ trợ, can thiệp của chính quyền địa phương đối với trẻ em như sau:

      - Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật này áp dụng với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

      - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

      => Do đó, hoàn cảnh của hai anh em là trường hợp cần được chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ kịp thời.

      Bên cạnh đó, tại Điều 27 Nghị định 56/2017/NĐ-CP còn quy định sau khi đánh giá ban đầu về nguy cơ và mức độ tổn hại của trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện hoặc yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:

      - Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

      - Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình;

      - Các yếu tố làm trẻ em có thể bị xâm hại hoặc tiếp tục bị xâm hại hoặc các yếu tố dẫn đến trẻ em tiếp tục rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

      - Điều kiện, khả năng học tập và khả năng tự bảo vệ của trẻ em;

      - Mức độ an toàn và khả năng hỗ trợ của cộng đồng dân cư nơi trẻ em sinh sống;

      - Nhu cầu chăm sóc y tế, chữa trị các tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em; nhu cầu trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác;

      - Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp;

      - Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em.

      Như vậy, trong trường hợp này hai anh em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của chính quyền địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hai anh em sinh sống chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em cũng như tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật trẻ em.

      Ban biên tập phản hồi.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn