Có chồng, con tham gia hàng ngũ địch có được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/11/2022

Có chồng, con tham gia hàng ngũ địch có được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng không? Liệt sĩ là con đẻ của người này nhưng đồng thời là con nuôi của người khác thì xét danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng như thế nào? Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như nào?

Chào anh chị Luật sư. Bà ngoại tôi năm nay 98 tuổi, từng có 1 chồng 3 con, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ thì bà mất 02 con do chiến tranh, còn chồng và người con còn lại theo chế độ Ngụy quyền. Nay tôi đang muốn làm hồ sơ, thủ tục để được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho bà ngoại nhưng không biết bà ngoại tôi nếu như trên và hiện đang chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thì có được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng không?

Kính mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • Có chồng, con tham gia hàng ngũ địch có được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Có chồng, con tham gia hàng ngũ địch có được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng không?

      Tại Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('2E3CA', '382191');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, như sau:

      1. Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

      a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;

      b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

      c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;

      d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;

      đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

      Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.

      Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.

      Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.

      Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

      2. Những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

      Theo những thông tin bạn cung cấp, bà ngoại bạn có hai con là liệt sỹ trong chiến tranh chống Mỹ nhưng có chồng và một người con còn lại tham gia hàng ngũ địch thì khi bà ngoại bạn chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

      2. Liệt sĩ là con đẻ của người này nhưng đồng thời là con nuôi của người khác thì xét danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng như thế nào?

      Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ' onclick="vbclick('3DD60', '382191');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH quy định đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, cụ thể như sau:

      Đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thực hiện theo Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định sau:

      1. Trường hợp liệt sĩ là con đẻ đồng thời là con nuôi

      Xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho cả hai bà mẹ nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

      2. Liệt sĩ là con của bà mẹ này lại là chồng của bà mẹ khác

      Xét tặng hoặc truy tặng đối với bà mẹ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; trường hợp cả hai bà mẹ đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho cả hai bà mẹ.

      3. Bà mẹ là vợ liệt sĩ tái giá hoặc bà mẹ là mẹ liệt sĩ tái giá

      a) Xét tặng hoặc truy tặng cho bà mẹ là vợ liệt sĩ tái giá nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ của liệt sĩ và nuôi con của liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc vì thực hiện nhiệm vụ hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc con hoặc bố, mẹ của liệt sĩ. Các trường hợp này phải được chính quyền cấp xã nơi lập hồ sơ xác nhận.

      b) Xét tặng hoặc truy tặng cho bà mẹ là mẹ liệt sĩ tái giá mà con của mẹ là liệt sĩ bao gồm con của chồng trước và con của chồng sau.

      4. Trường hợp mẹ đẻ của 02 liệt sĩ đã chết khi 2 liệt sĩ đều chưa đến tuổi thành niên, mẹ kế có công nuôi dưỡng cả 2 liệt sĩ và đã được hưởng trợ cấp tiền tuất của 2 liệt sĩ thì mẹ kế được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

      5. Bà mẹ có nhiều con nhưng đều đã chết, người con là liệt sĩ được xem là người con duy nhất.

      Chỉ xét tặng hoặc truy tặng đối với bà mẹ mà những người con khác đều đã chết trước khi người con là liệt sĩ tham gia cách mạng.

      Với quy định này, trường hợp con đẻ của người này nhưng đồng thời là con nuôi của người khác thì việc xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được xét cho cả mẹ đẻ lẫn mẹ nuôi của người liệt sỹ này nếu hai bà mẹ đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu.

      3. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như nào?

      Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('2E3CA', '382191');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:

      a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;

      b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

      Như vậy, khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần thì việc tổ chức lễ tang sẽ được tiến hành thực hiện theo quy định nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn