Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/07/2022

Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng hay không? Người nhận nuôi dưỡng bắt ép trẻ em bỏ học thì phạt bao nhiêu tiền?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp. Em năm nay 13 tuổi và hiện tại em đang là đối tượng được nhận nuôi dưỡng ạ. Em có một thắc mắc là sau khi em được nhận nuôi dưỡng rồi thì người nhận nuôi dưỡng vẫn cho em đến trường để đi học đúng không ạ? Em thật sự rất muốn được tiếp tục đến trường và học nên em mới hỏi Ban biên tập. Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp em, em xin chân thành cảm ơn ạ.

    • Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng hay không?

      Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('7230B', '368269');" target='_blank'>Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:

      a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;

      b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;

      c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;

      d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

      Tại Điều 16 Luật trẻ em 2016' onclick="vbclick('4A0D1', '368269');" target='_blank'>Điều 16 Luật trẻ em 2016 có quy định quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu như sau:

      1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

      2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

      Như vậy, để trẻ em được tiếp tục đến trường là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, giáo dục và học tập là quyền cơ bản của trẻ em nên bậc người lớn phải đảm bảo được điều kiện để trẻ em được đến trường.

      Người nhận nuôi dưỡng bắt ép trẻ em bỏ học thì phạt bao nhiêu tiền?

      Căn cứ Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79F43', '368269');" target='_blank'>Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em được quy định:

      1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;

      b) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;

      c) Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.

      2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em.

      3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.

      Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền:

      2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

      Do đó, người nhận nuôi dưỡng hoặc bất cứ người nào có hành vi bắt ép trẻ em bỏ học thì sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn