Dịch vụ du lịch khác gồm những loại nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/08/2017

Dịch vụ du lịch khác gồm những loại nào? Quy định về phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Gần đây, khi theo dõi tin tức, báo chí, tôi được biết Nhà nước vừa ban hành Luật Du lịch mới sẽ được áp dụng từ năm 2018. Một số bài viết có đề cập đến các dịch vụ du lịch khác. Vậy theo nội dung của luật mới thì dịch vụ du lịch khác gồm những loại nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong Ban biên tập dành thời gian giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn rất nhiều! Đình Tuấn (tuan***@gmail.com)

    • Từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

      Dịch vụ du lịch khác gồm những loại nào?

      Từ năm 2018, các loại dịch vụ du lịch khác được quy định tại Điều 54 Luật Du lịch 2017. Cụ thể bao gồm:

      1. Dịch vụ ăn uống.

      2. Dịch vụ mua sắm.

      3. Dịch vụ thể thao.

      4. Dịch vụ vui chơi, giải trí.

      5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

      6. Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

      Quy định về phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào?

      Theo Điều 55 Luật trên có quy định phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như sau:

      Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:

      1. Đầu tư, xây dựng các chuỗi nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực, lễ hội ẩm thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, tiếp thu tinh hoa ẩm thực thế giới;

      2. Đầu tư, xây dựng các khu phố mua sắm, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ trong nước, cửa hàng miễn thuế; tổ chức các chương trình khuyến mại hằng năm;

      3. Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch gắn với thể thao trên cơ sở tài nguyên du lịch và lợi thế về địa hình của Việt Nam; tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách du lịch;

      4. Xây dựng và tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại; kết nối hệ thống bảo tàng, nhà hát với hoạt động du lịch; khai thác trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm giải trí;

      5. Cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại;

      6. Cung cấp các dịch vụ có liên quan khác theo nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các loại dịch vụ du lịch khác từ năm 2018. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Du lịch 2017.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn