Điều kiện công nhận Liệt sĩ, chế độ đối với thân nhân người có công

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/02/2017

Điều kiện công nhận Liệt sĩ, chế độ đối với thân nhân người có công. Bố cháu sinh năm 1947, là sĩ quan quân đội, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, chống Tàu, được nhà nước tặng các bằng khen, Huân chương, huy chương... Nguyên là tham mưu trưởng, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu (đến tháng 8/1994). Tháng 8/1994, bố cháu mất khi về họp tại Quân khu 2. Sau khi mất thì gia đình cháu được trợ cấp tiền mai táng và cháu được trợ cấp 90 nghìn/tháng (đến khi 18 tuổi). Còn mẹ cháu, khi bố cháu mất mới 45 tuổi và không được hưởng chế độ gì. Vậy, cháu xin ý kiến tư vấn về trường hợp của mẹ cháu. Cụ thể là: Năm 2004, mẹ cháu đủ 55 tuổi (nay là 66 tuổi) thì mẹ cháu có được hưởng chế độ gì sau khi bố cháu chết (8/1994) không ạ. Và tại sao bố cháu lại không được công nhận là liệt sĩ ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Căn cứ Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 quy định người có công với cách mạng bao gồm:

      - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

      - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

      - Liệt sĩ;

      - Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

      - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

      - Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

      - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

      - Bệnh binh;

      - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

      - Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

      - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

      - Người có công giúp đỡ cách mạng.

      Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1947, thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng các chế độ theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012. Tuy nhiên, bạn không trình bày rõ bố bạn là đối tượng nào theo theo quy định của pháp lệnh trên, nên cần phải xác định rõ bố bạn là bệnh binh, thương binh hay người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc hay người có công giúp đỡ cách mạng... thì tùy vào từng trường hợp mà bố bạn và thân nhân sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi khác nhau theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012.

      Điều kiện được công nhận liệt sỹ thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:

      1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:

      a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

      b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

      c) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.

      Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;

      d) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

      đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;

      e) Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

      g) Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

      h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

      i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:

      Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.

      Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

      k) Mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;

      l) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.

      2. Không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với:

      a) Những trường hợp chết do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;

      b) Những trường hợp chết từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.”

      Vì thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên bạn có thể đối chiếu trường hợp của bố bạn có đủ điều kiện để được xác nhận liệt sỹ theo quy định trên.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện công nhận Liệt sĩ, chế độ đối với thân nhân người có công. Bạn nên tham khảo chi tiết Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn