Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác đối với người cai nghiện như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/05/2022

Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác đối với người cai nghiện như thế nào? Giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách đối với người cai nghiện được tổ chức như thế nào?

    • Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác đối với người cai nghiện như thế nào?

      Căn cứ Điều 23 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác đối với người cai nghiện như sau:

      1. Khám, xây dựng bệnh án đối với người cai nghiện; chú ý các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.

      2. Xác định loại ma túy, liều lượng ma túy người nghiện sử dụng để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

      3. Tư vấn tâm lý đối với người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.

      4. Thực hiện phác đồ điều trị theo các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp tâm lý và các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng; kết hợp điều trị cắt cơn, giải độc với điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh cơ hội khác.

      Tổ chức giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách đối với người cai nghiện

      Căn cứ Điều 24 Nghị định trên quy định về việc tổ chức giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách đối với người cai nghiện như sau:

      1. Tổ chức dạy văn hóa, học tập các chuyên đề: giáo dục công dân, sức khỏe và cộng đồng, pháp luật, đạo đức, truyền thống dân tộc và chuyên đề phù hợp khác với số lượng, trình độ học vấn người cai nghiện.

      2. Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý nhằm điều trị các rối loạn tâm thần, nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống, tư duy tích cực, kỹ năng tự quản lý bản thân cho người cai nghiện.

      3. Kết hợp việc học tập, trị liệu với việc tư vấn, khuyến khích người cai nghiện tham gia các hoạt động lao động sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở để tạo ý thức, thói quen tốt trong sinh hoạt.

      4. Tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao, các chương trình sinh hoạt tập thể, trò chơi vận động cho người cai nghiện.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn