Hình thức để nhận biết "Báo hóa" tạp chí quy định mới nhất như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/08/2022

Hình thức để nhận biết "Báo hóa" tạp chí quy định mới nhất thế nào? Nội dung nào để nhận biết "Báo hóa" tạp chí quy định mới nhất như thế nào? Về hoạt động tác nghiệp để nhận biết "Báo hóa" tạp chí quy định như thế nào?

Xin được hỏi về các thông tin trên để có góc nhìn cụ thể và chính xác nhất mà không gây hiểu nhầm là báo.

    • Có thể thấy thời gian qua xuất hiện tình trạng nhiều cơ quan tạp chí có xu hướng tác nghiệp, xuất bản tin tức theo hướng gây hiểu nhầm là báo.

      Một số trang thông tin điện tử tổng hợp có hình thức trình bày, dẫn nguồn, thậm chí, cử nhân viên đi tác nghiệp, tự sản xuất tin, bài gây hiểu lầm là báo điện tử.

      Một số trang mạng xã hội có hình thức trình bày, đưa nội dung thông tin với danh nghĩa người dùng mạng xã hội nhưng thực chất được sản xuất, sao chép như tác phẩm báo chí gây hiểu lầm là báo điện tử.

      1. Hình thức để nhận biết "Báo hóa" tạp chí quy định mới nhất như thế nào?

      Căn cứ Tiểu mục 1 Mục II Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022' onclick="vbclick('7FD32', '371772');" target='_blank'>Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:

      II. NHẬN DIỆN “BÁO HÓA” TẠP CHÍ:

      Thể hiện gây hiểu nhầm là báo, chủ yếu diễn ra trên môi trường điện tử.

      1. Về hình thức:

      - Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm, mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi hoặc ghi “tạp chí” rất nhỏ gây khó khăn trong việc nhận biết hoặc gây hiểu nhầm cho bạn đọc.

      - Chuyên trang nhưng mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi “chuyên trang”, không ghi thuộc tạp chí hoặc chỉ ghi tên cơ quan chủ quản gây hiểu nhầm là cơ quan báo chí độc lập trực thuộc trực tiếp cơ quan chủ quản.

      - Tên các chuyên mục không thể hiện tính chất chuyên sâu, chuyên ngành mà sử dụng các từ ngữ có nội hàm rộng mang tính chất loại hình báo, cụ thể như: Bản tin hằng ngày, bản tin, bản tin truyền hình, tin nóng, tin hot, đời sống...

      - Thiết lập tài khoản, trang, kênh trên các nền tảng mạng xã hội với tên gọi là báo, truyền hình dễ gây hiểu nhầm.

      2. Nội dung nào để nhận biết "Báo hóa" tạp chí quy định mới nhất?

      Căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022' onclick="vbclick('7FD32', '371772');" target='_blank'>Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:

      2. Về nội dung:

      - Không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Phản ánh vấn đề, nội dung không thuộc lĩnh vực tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép (VD: Tạp chí thuộc lĩnh vực môi trường phản ánh về đấu thầu trong lĩnh vực giáo dục, tạp chí thuộc lĩnh vực sức khỏe, y tế phản ánh về trật tự xây dựng).

      - Tạp chí khoa học nhưng có tỷ lệ thông tin phản ánh sự kiện, vụ việc sự vụ nhiều hơn, chênh lệch so với thông tin khoa học, lý luận, thông tin chuyên ngành.

      3. Về hoạt động tác nghiệp để nhận biết "Báo hóa" tạp chí quy định như thế nào?

      Căn cứ Tiểu mục 3 Mục II Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022' onclick="vbclick('7FD32', '371772');" target='_blank'>Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về nội dung trên như sau:

      3. Về hoạt động tác nghiệp:

      - Tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng cử phóng viên, nhà báo tác nghiệp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích thể hiện như: Điều tra theo đơn thư bạn đọc không phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích; tập trung khai thác những vụ việc nhằm mục đích ép ký hợp đồng tuyên truyền, quảng cáo để trục lợi.

      - Cấp giấy giới thiệu không ghi cụ thể nơi đến làm việc; yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu như cơ quan thanh tra, điều tra; gây sức ép bằng cách liên tục điện thoại, nhắn tin gây phiền hà.

      - Tác nghiệp thành nhóm không liên hệ trước; chỉ 01 phóng viên liên hệ nhưng khi đến làm việc là cả nhóm phóng viên thuộc nhiều tạp chí.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn