Hồ sơ đăng ký làm chức sắc cho công dân Việt Nam được phong phẩm ở nước ngoài gồm những gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/05/2022

Hồ sơ đăng ký làm chức sắc cho công dân Việt Nam được phong phẩm ở nước ngoài gồm những gì? Công dân Việt Nam ở nước ngoài được phong phẩm chức sắc có được dùng để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam không?

    • Hồ sơ đăng ký làm chức sắc cho công dân Việt Nam được phong phẩm ở nước ngoài gồm những gì?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký làm chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài như sau:

      1. Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

      Hồ sơ đăng ký gồm:

      a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; họ và tên, địa bàn phụ trách, phẩm vị, chức vụ của người được đăng ký ở nước ngoài và ở Việt Nam;

      b) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được đăng ký;

      c) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo ở nước ngoài của người được đăng ký;

      d) Văn bản chứng minh phẩm vị, chức vụ, địa bàn hoạt động của người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài.

      Như vậy, công dân Việt Nam được phong phẩm ở nước ngoài phải gửi hồ sơ đăng ký bao gồm những giấy tờ trên đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương để làm chức sắc, chức việc.

      Công dân Việt Nam ở nước ngoài được phong phẩm chức sắc có được dùng để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam không?

      Theo Khoản 3 Điều trên quy định như sau:

      3. Công dân Việt Nam đăng ký làm chức sắc, chức việc được hoạt động tôn giáo theo phẩm vị, chức vụ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc đăng ký.

      Theo đó, công dân Việt Nam đăng ký làm chức sắc được hoạt động tôn giáo theo phẩm vị, chức vụ sau khi khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc đăng ký.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn