Không xuất trình bản chính GCN đủ điều kiện ANTT khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền bị phạt thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/03/2022

Xin hỏi là, không xuất trình được bản chính GCN đủ điều kiện ANTT khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền bị phạt thế nào? Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT bị phạt bao nhiêu tiền? 

    • Không xuất trình được bản chính GCN đủ điều kiện ANTT khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền bị phạt thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '360521');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

      a) Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh, trật tự không đúng thời gian, không trung thực, không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;

      b) Lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;

      c) Quá 05 ngày kể từ ngày hoạt động kinh doanh mà không có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh;

      d) Quá 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động mà không có văn bản thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động;

      đ) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự nhưng không có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

      e) Quá 05 ngày kể từ ngày triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ đặt trụ sở mà cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có văn bản thông báo kèm theo các tài liệu có liên quan gửi Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ;

      g) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai quy trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở sản xuất con dấu;

      h) Không xuất trình được bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền.

      Theo đó, không xuất trình được bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 01 triệu đến 02 triệu đồng.

      Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT bị phạt bao nhiêu tiền?

      Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '360521');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự sau đây:

      a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;

      b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

      c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

      d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;

      đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

      e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

      g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;

      h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;

      i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;

      k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;

      l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;

      m) Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên hoặc có giấy phép sử dụng nhưng không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

      n) Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;

      o) Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ;

      p) Không trang bị hoặc trang bị không đúng trang phục, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật;

      q) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ;

      r) Bán hoặc cung cấp thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản;

      s) Sử dụng không đủ hoặc không sử dụng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong hoạt động kinh doanh vũ trường hoặc trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino theo quy định của pháp luật;

      t) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.

      Bên cạnh đó, tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định này quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:

      a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và các điểm c, e và g khoản 4 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

      c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi định tại các điểm b, c, h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản 4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;

      đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

      Ngoài ra, tại Khoản 7 Điều này cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

      a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;

      b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này

      Theo đó, người vi phạm quy định về việc trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 05 triệu đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn