Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/03/2017

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là gì? Chào ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi có một thắc mắc mong các anh chị hỗ trợ, quý anh chị cho tôi hỏi: Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

    • Theo quy định hiện hành tại Điều 3 Nghị định 70/2012/NĐ-CP thì nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được quy định như sau:

      1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, di sản văn hóa, các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật khác có liên quan.

      2. Phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch đã được phê duyệt nhằm đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, thống nhất và hài hòa về hình thái không gian, kiến trúc khu vực, đảm bảo môi trường cảnh quan bền vững, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển trong khu vực.

      3. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải được lập, phê duyệt với định hướng lâu dài từ 10 năm đến 20 năm để làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, khai thác, phát huy giá trị di tích. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải phân thành định kỳ 5 năm kể từ năm 2010 để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) nhằm phù hợp với thực tiễn bảo vệ di tích, với quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực hoặc đã thực hiện.

      4. Quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải xuất phát từ nhiệm vụ giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích để phát huy giá trị. Đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, môi trường cảnh quan trong khu vực quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

      5. Dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phù hợp với quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

      6. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

      Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được quy định tại Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn