Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp trong xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” (mới)

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/08/2021

Nhờ tư vấn nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp trong xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” mới nhất.

    • Căn cứ Điều 12 Nghị định 89/2014/NĐ-CP' onclick="vbclick('3D60E', '346805');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 89/2014/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('728EB', '346805');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP có quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp như sau:

      1. Hội đồng được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

      2. Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia các cấp Hội đồng.

      3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.

      4. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

      5. Hội đồng xem xét, đánh giá về từng cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.

      6. Hội đồng cấp trên chỉ tiếp nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình theo thủ tục quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Nghị định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn