Nhà báo có được phép ghi âm, ghi hình tại các phiên tòa xét xử công khai không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/08/2022

Nhà báo có được phép ghi âm, ghi hình tại các phiên tòa xét xử công khai không? Những đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo?

Kính chào anh chị Luật sư. Em hiện đang là sinh viên năm cuối khoa báo chí và hồi sáng em có đọc tin tức có nói tin về việc ghi âm, ghi hình thì em có thắc mắc là nhà báo có được phép ghi âm, ghi hình tại các phiên tòa xét xử công khai không? Những đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo?

Mong anh chị tư vấn viên hỗ trợ. Em cảm ơn.

    • 1. Nhà báo có được phép ghi âm, ghi hình tại các phiên tòa xét xử công khai không?

      Tại Điều 25 Luật Báo chí 2016' onclick="vbclick('44845', '372772');" target='_blank'>Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, cụ thể như sau:

      1. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.

      2. Nhà báo có các quyền sau đây:

      a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

      b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

      c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

      d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

      đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

      e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

      3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:

      a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

      b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

      c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

      d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

      đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

      e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

      Theo đó, dựa theo quy định này thì cá nhân hoạt động trong ngành báo chí được phép hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai và được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

      2. Những đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo?

      Căn cứ Điều 26 Luật Báo chí 2016' onclick="vbclick('44845', '372772');" target='_blank'>Điều 26 Luật Báo chí 2016 quy định đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo, theo đó:

      1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.

      2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.

      3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.

      4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.

      5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.

      6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:

      a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;

      b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;

      c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

      Như vậy, căn cứ theo quy định này thì các đối tượng được pháp luật quy định như trên là những đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn