Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công là thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/06/2022

Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công là như thế nào? Hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích là như thế nào? Xin được hỏi vấn đề trên trong nội dung thầm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

    • Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công là như thế nào?

      Căn cứ Điều 18

      1. Việc lập Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

      2. Nhật ký công trình bao gồm:

      a) Hồ sơ viết ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích;

      b) Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên;

      c) Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích và vị trí, chi tiết các cấu kiện, thành phần kiến trúc được bảo quản, tu bổ hoặc phục chế.

      3. Hồ sơ hoàn công bao gồm:

      a) Hồ sơ ảnh di tích sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích;

      b) Hồ sơ bản vẽ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích.

      4. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công phải được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa (đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia), trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.

      Hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích là như thế nào?

      Căn cứ Điều 19

      Hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích bao gồm:

      1. Thuyết minh lý do tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ, nêu rõ tình trạng kỹ thuật và các nguy cơ gây xuống cấp, sập đổ, hủy hoại di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích; đề xuất phương án tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.

      2. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên, mô tả hiện trạng xuống cấp của di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích tại thời điểm lập hồ sơ.

      3. Bản vẽ phương án tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.

      4. Khái toán chi phí tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn