Phát triển các nền tảng công nghệ khác phục vụ giảm nghèo về thông tin trong giảm nghèo bền vững 2021-2025?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/08/2022

Phát triển các nền tảng công nghệ khác phục vụ giảm nghèo về thông tin trong giảm nghèo bền vững 2021-2025? Sản xuất mới các tác phẩm báo chí và các sản phẩm khác cung cấp nội dung thiết yếu cho xã hội trong giảm nghèo bền vững 2021-2025?

Tôi có nhu cầu tìm hiểu, xin được giải đáp.

    • 1. Phát triển các nền tảng công nghệ khác phục vụ giảm nghèo về thông tin trong giảm nghèo bền vững 2021-2025?

      Căn cứ Điều 9 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 14/08/2022) quy định phát triển các nền tảng công nghệ khác phục vụ giảm nghèo về thông tin như sau:

      1. Nội dung thực hiện:

      a) Xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị công nghệ thông tin, an toàn thông tin; thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định;

      b) Duy trì, vận hành khai thác các nền tảng công nghệ thông tin.

      2. Tổ chức thực hiện:

      Trường hợp các cơ quan, tổ chức liên quan có nhu cầu phát triển các nền tảng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảm nghèo về thông tin, các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể (trong đó làm rõ sự cần thiết, mục tiêu, nội dung nền tảng cần phát triển, nguồn vốn thực hiện và khả năng chuyển giao công nghệ cho các cơ quan, tổ chức khác) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, có ý kiến thống nhất trước khi thực hiện (để tránh trùng lặp), tổng hợp vào kế hoạch thực hiện Tiểu dự án và theo dõi thực hiện.

      2. Sản xuất mới các tác phẩm báo chí và các sản phẩm khác cung cấp nội dung thiết yếu cho xã hội trong giảm nghèo bền vững 2021-2025?

      Theo Điều 10 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 14/08/2022) quy định sản xuất mới các tác phẩm báo chí và các sản phẩm truyền thông khác để cung cấp nội dung thiết yếu cho xã hội

      1. Yêu cầu chung

      a) Sản xuất mới các tác phẩm báo chí và sản phẩm truyền thông khác dưới dạng điện tử có tính chuyên đề nhằm cung cấp thông tin thiết yếu, có giá trị sử dụng lâu dài phục vụ xã hội, trong đó ưu tiên phục vụ khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao.

      b) Các cơ quan báo chí và cơ quan truyền thông khác thực hiện nhiệm vụ này phải bảo đảm:

      - Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện;

      - Không trùng lặp với nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ quan thực hiện;

      - Không trùng lặp với việc thực hiện các chương trình, đề án khác;

      - Đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại khoản 2 Điều này.

      2. Tiêu chí lựa chọn nội dung thông tin, tuyên truyền:

      a) Tiêu chí nội dung: Nội dung thông tin, tuyên truyền phải có tính chuyên đề, bám sát yêu cầu, định hướng thông tin, tuyên truyền của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội;

      b) Tiêu chí hình thức, thể loại, thời lượng: Phù hợp với yêu cầu, định hướng tuyên truyền của cơ quan chủ quản; bảo đảm phù hợp, thiết thực với đối tượng thụ hưởng; hình thức thể hiện thân thiện, hấp dẫn, dễ hiểu, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và pháp luật Việt Nam;

      c) Tiêu chí hiệu quả: Nội dung thông tin có khả năng áp dụng vào đời sống, sản xuất, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết chung của người dân; có hiệu ứng lan tỏa trên các phương tiện thông tin, truyền thông;

      d) Tiêu chí ưu tiên: Ưu tiên thông tin, tuyên truyền đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo.

      3. Nội dung thực hiện:

      a) Sản xuất mới các tác phẩm báo chí, sản phẩm truyền thông khác có nội dung thông tin thiết yếu, bao gồm tiếng dân tộc thiểu số (nếu có);

      b) Phát hành, phát sóng các tác phẩm báo chí; phổ biến các sản phẩm truyền thông khác, trong đó:

      - Đối với sản phẩm báo in: Phát hành đến các thư viện; các điểm phục vụ thông tin công cộng tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, các địa chỉ khác phù hợp với đối tượng thụ hưởng và theo mục đích phục vụ của sản phẩm;

      - Đối với các chương trình phát thanh, truyền hình: Phát sóng trên các kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu, các kênh truyền hình phát sóng quảng bá khác;

      - Đăng các tác phẩm báo chí điện tử trên chuyên trang, chuyên mục của báo điện tử, đăng các sản phẩm truyền thông điện tử khác trên các nền tảng công nghệ do cơ quan báo chí sử dụng, trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trên các nền tảng công nghệ cung cấp báo điện tử thiết yếu theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông);

      - Phát sóng các chương trình phát thanh trên đài truyền thanh cấp xã.

      4. Tổ chức thực hiện:

      a) Các bộ, cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm:

      - Căn cứ nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin thiết yếu của ngành, lĩnh vực, chỉ đạo các cơ quan báo chí và các cơ quan trực thuộc lập kế hoạch thực hiện, báo cáo cơ quan chủ quản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp kế hoạch thực hiện Tiểu dự án và theo dõi thực hiện;

      - Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch trên cơ sở dự toán được giao theo quy định của pháp luật.

      b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm: Tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tại địa phương; giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí và các cơ quan liên quan tại địa phương lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, theo dõi thực hiện;

      c) Các cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ chịu trách nhiệm: Thực hiện kế hoạch được chủ quản giao đúng quy định của Luật Báo chí và các qui định của pháp luật khác có liên quan;

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn