Phương thức thực hiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở cho người có công với cách mạng

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/02/2022

Cho tôi hỏi, phương thức thực hiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở cho người có công với cách mạng như nào? Trình tự lập và phê duyệt Đề án xây dựng mới nhà ở cho người có công với cách mạng quy định như nào?

    • Phương thức thực hiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở cho người có công với cách mạng

      Căn cứ vào Khoản 5 Điều 102 Nghị định 131/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('46898', '359854');" target='_blank'>Điều 102 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về phương thức thực hiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở cho người có công với cách mạng như sau:

      - Việc lập, phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ về nhà ở (sau đây gọi là Đề án) do Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt Đề án trên địa bàn tỉnh theo trình tự quy định tại khoản 6 Điều này; việc tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt Đề án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều này.

      - Việc cấp vốn

      Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện phân bổ vốn hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công.

      - Sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định, các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật...) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này.

      - Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, vận động việc thực hiện xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định của Nghị định này. Khi hoàn thành xây dựng phần nền móng và khung - tường nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo Mẫu số 05 Phụ lục IX Nghị định này; khi hoàn thiện toàn bộ nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng theo Mẫu số 06 Phụ lục IX Nghị định này.

      Trình tự lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở cho người có công với cách mạng

      Tại Khoản 6 Điều này quy định về trình tự lập và phê duyệt Đề án như sau

      - Các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục IX Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

      - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh cấp xã để tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.

      Sau khi kiểm tra, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn theo Mẫu số 02 Phụ lục IX Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

      - Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục IX Nghị định này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      - Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu, lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án.

      Trong Đề án phân định rõ số lượng người được hỗ trợ, mức vốn hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và dự toán kinh phí các nguồn vốn thực hiện trong từng năm. Đối tượng hỗ trợ được theo thứ tự ưu tiên sau đây:

      + Hộ gia đình người có công mà nhà ở có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng.

      + Hộ gia đình mà người có công cao tuổi.

      + Hộ gia đình người có công là dân tộc thiểu số.

      + Hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn.

      + Hộ gia đình người có công thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

      - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo theo Mẫu số 04 Phụ lục IX Nghị định này gửi Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo Đề án. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn