Thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017

Thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính. Nhà Thiếu nhi Huế có khuôn viên rộng, xung quanh tiếp giáp nhiều đường. Vỉa hè có nhiều hộ kinh doanh hàng rong, lực lượng quản lý đô thị có ra quân chấn chỉnh nhưng không làm dứt khoát nên tình trạng buôn bán vẫn diễn ra. Nhiều hộ kinh doanh hàng rong ở ngoài thường đem xe bán hàng rong và nhiều vật dụng như thùng đựng hàng, dù bạt vào cất giữ trong khuồn viên dù Nhà Thiếu nhi không đồng ý. Vậy, nếu các hộ bên ngoài tự ý gửi đồ vào trong khuôn viên mà không được sự đồng ý thì hành vi đó có xem là vi phạm không, những vật dụng đó Nhà Thiếu nhi có quyền thu giữ và xử lý hay không? (Chúng tôi bị lãnh đạo Thành phố phê bình là vì cho phép các hộ gửi vật dụng nên lực lượng quản lý đô thị không xử lý dứt điểm được). Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Nhà văn hóa nói chung theo Khoản 3 Điều 2 và Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL có chức năng và nhiệm vụ sau:

      Chức năng:

      - Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.

      - Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

      - Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.

      Nhiệm vụ:

      - Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn, dài hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

      - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn.

      - Tổ chức các hoạt động văn nghệ; thể dục, thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.

      - Tổ chức các chương trình, lớp học nâng cao dân trí, tiếp nhận thông tin và hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn thôn.

      - Tham gia các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

      - Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình.

      - Tổ chức các cuộc hội họp của thôn.

      - Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa phương giao.

      Nhà văn hóa do Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa của thông quản lý. Với từng nhà văn hóa trên từng vùng xác định có quyết định riêng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

      Đối với hành vi sử dụng nhà hát thiếu nhi trái với mục đích, chức năng nêu trên và không có sự đồng ý của nhà hát thì đó là hành vi phạm việc sử dụng nhà hát. Còn đối với việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính thì theo Chương II Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bao gồm:

      - Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp: gồm cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

      - Công an nhân dân;

      - Bộ đội biên phòng;

      - Cảnh sát biển;

      - Hải quan;

      - Kiểm lâm;

      - Cơ quan thuế;

      - Quản lý thị trường;

      - Thanh tra;

      - Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ đường thủy nội địa;

      - Tòa án nhân dân;

      - Cơ quan thi hành án dân sự;

      - Cơ quan quản lý lao động ngoài nước;

      - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

      Như vậy, trong trường hợp này, ban quản lý nhà hát không có quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm. Nếu muốn xử lý hành vi nêu trên, ban quản lý có quyền làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền được liệt kê nêu trên để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và xử lý hành chính với những hành vi đó.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 3 Điều 2 và Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn