Thay đổi quy mô phòng khách sạn cần thông báo đến đâu? Hợp đồng lữ hành buộc phải có thỏa thuận về địa điểm du lịch?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/03/2022

Thay đổi quy mô phòng khách sạn cần thông báo đến đâu? Tại nơi có dịch vụ ăn uống chưa phát triển có được công nhận là điểm du lịch? Hợp đồng lữ hành buộc phải có thỏa thuận về địa điểm du lịch?

    • Thay đổi quy mô phòng khách sạn cần thông báo đến đâu?

      Thay đổi quy mô phòng khách sạn cần thông báo đến đâu? Hiện mình đang kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, thời gian này bên mình có thay đổi quy mô số lượng phòng khách sạn, vậy bên mình có cần làm công văn gửi đơn vị nào về sự thay đổi này không ạ? Xin nhờ quý công ty tư vấn giúp mình.

      Trả lời:

      Khách sạn là một trong những loại hình cơ sở lưu trú du lịch (Khoản 1 Điều 48 Luật Du lịch 2017' onclick="vbclick('4ED78', '361055');" target='_blank'>Điều 48 Luật Du lịch 2017).

      Và theo Khoản 2d Điều 53 Luật Du lịch 2017 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật.

      Ngoài ra, Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('6539B', '361055');" target='_blank'>Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

      Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.

      Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Điều 10 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      Như vậy, khi thay đổi quy mô số lượng phòng khách sạn bên anh chị cần làm thông báo gửi đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi khách sạn hoạt động. Nếu không thực hiện, khách sạn có thể bị xử phạt hành chính.

      Tại nơi có dịch vụ ăn uống chưa phát triển có được công nhận là điểm du lịch?

      Tại nơi có dịch vụ ăn uống chưa phát triển có được công nhận là điểm du lịch? Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Tôi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An có diện tích trồng hoa hướng dương lớn và muốn công nhận đây là một điểm du lịch của tỉnh. Tuy nhiên tại khu vực này dịch vụ ăn chưa được phát triển lắm thì liệu có được không ạ?

      Trả lời:

      Điều kiện công nhận điểm du lịch được quy định tại Điều 23 Luật Du lịch 2017 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:

      - Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.

      - Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:

      + Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;

      + Có điện, nước sạch;

      + Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;

      + Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.

      - Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:

      + Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;

      + Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;

      + Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;

      + Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;

      + Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

      + Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

      Theo đó, 1 địa điểm để được công nhận là điểm du lịch phải đảm bảo các điều kiện nêu trên. Pháp luật chỉ đặt ra yêu cầu điểm du lịch phải đảm bảo điều kiện "có dịch vụ ăn uống, mua sắm", không yêu cầu dịch vụ ăn uống này phải phát triển như thế nào.

      Do đó, chưa xét đến các tiêu chí khác, trường hợp tại địa điểm có dịch vụ ăn uống chưa phát triển thì vẫn có thể được công nhận là điểm du lịch.

      Hợp đồng lữ hành buộc phải có thỏa thuận về địa điểm du lịch?

      Hợp đồng lữ hành buộc phải có thỏa thuận về địa điểm du lịch? Tháng 10 tới, công ty tôi chuẩn bị tổ chức cho toàn bộ nhân viên đi du lịch,và có thuê bên kinh doanh dịch vụ lữ hành phụ trách tổ chức luôn. Cho hỏi trong hợp đồng lữ hành bắt buộc phải có thỏa thuận cụ thể về địa điểm du lịch không?

      Trả lời:

      Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.

      Theo Khoản 3 Điều 39 Luật Du lịch 2017 thì hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:

      - Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;

      - Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

      - Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;

      - Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;

      - Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.

      Như vậy, địa điểm du lịch không phải là một nội dung bắt buộc trong hợp đồng lữ hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn