Trách nhiệm chung của tổ chức cá nhân liên quan đến việc khám giám định y khoa đối với thương binh

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/08/2017

Trách nhiệm chung của tổ chức cá nhân liên quan đến việc khám giám định y khoa đối với thương binh được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một sĩ quan công an đã về hưu, có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật như sau: Trách nhiệm chung của tổ chức cá nhân liên quan đến việc khám giám định y khoa đối với thương binh được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Minh Hóa (minhhoa*****@gmail.com)

    • Trách nhiệm chung của tổ chức cá nhân liên quan đến việc khám giám định y khoa đối với thương binh được pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('3FCD4', '195916');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành như sau:

      1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm xác định đối tượng, hoàn thiện hồ sơ và giới thiệu đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

      Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không giới thiệu một đối tượng đi khám giám định ở hai Hội đồng GĐYK cùng cấp trên cùng một Giấy chứng nhận bị thương hoặc Bản trích lục hồ sơ thương binh.

      2. Hội đồng GĐYK các cấp kiểm tra hồ sơ và chỉ khám giám định khi hồ sơ của đối tượng hợp lệ theo quy định tại Thông tư này, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định.

      3. Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp Trung ương; đồng thời thông báo bằng văn bản để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết, phối hợp thực hiện.

      4. Trường hợp Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh thì có văn bản yêu cầu Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định; nếu không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK Trung ương thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối. Hội đồng GĐYK Trung ương có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối.

      5. Người thực hiện khám GĐYK có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu người đến khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận thương binh hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm x 6 cm cách ngày lập hồ sơ không quá 6 tháng, đóng dấu giáp lai của Công an xã.

      6. Người đến khám giám định xuất trình một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 6 Điều này cho người thực hiện khám GĐYK để kiểm tra, đối chiếu trong mỗi lần thực hiện một hoạt động khám giám định và tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của người thực hiện khám GĐYK và Hội đồng GĐYK trong quá trình thực hiện khám giám định.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm chung của tổ chức cá nhân liên quan đến việc khám giám định y khoa đối với thương binh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn