Trách nhiệm của các Bộ khác trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/06/2022

Trách nhiệm của các Bộ khác trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025? Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025? Tôi có nhu cầu tìm hiểu, xin được thông tin tới.

    • Trách nhiệm của các Bộ khác trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025

      Căn cứ Tiểu mục 6 Mục VI Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Các bộ khác như sau:

      6. Các Bộ: Công an, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình.

      Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025

      Theo Tiểu mục 7 Mục VI Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

      a) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; chỉ đạo rà soát quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư theo quy định.

      b) Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

      c) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương, kết hợp lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để triển khai thực hiện Chương trình.

      d) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện các nội dung, giải pháp của Chương trình tại địa phương.

      đ) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các dự án cụ thể trên địa bàn; các tỉnh có dân đi và đến phối hợp tổ chức công tác đăng ký nhận hộ khẩu, thẻ căn cước công dân theo quy định của Luật Cư trú.

      e) Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn