Trách nhiệm của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã khi can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/09/2017

Trách nhiệm của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã khi can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Vĩnh Phúc. Gần đây, tôi thấy báo chí, tin tức đề cập nhiều đến vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục. Nhờ các chuyên gia giải đáp giúp tôi, hiện nay, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm ra sao trong quá trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Thành Võ (0903****)

    • Ngày 30/9/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Thông tư này quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục và áp dụng đối với cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong can thiệp và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

      Theo đó, trách nhiệm của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã khi can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

      a) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp cho phù hợp;

      b) Vận động cộng đồng, cá nhân, tổ chức tham gia và hỗ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục;

      c) Kết nối với các dịch vụ sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

      3. Việc theo dõi, giám sát tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp theo mẫu hướng dẫn (Mẫu 4).

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã khi can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn