Biện pháp khắc phục trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/07/2019

Tôi đang nghiên cứu về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mới được ban hành, có thắc mắc như sau: Trường hợp cơ quan nhà nước sử dụng tài sản công để mua ô tô để di chuyển hoặc xây dựng những hạng mục không cần thiết thì ngoài sử phạt vi phạm hành chính thì có áp dụng biện pháp khắc phục không? Nếu có thì xử lý như thế nào? Cảm ơn.

    • Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

      Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như:

      - Thu hồi nộp về quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước kinh phí sử dụng sai mục đích đối với hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sai mục đích, tôn chỉ của quỹ do cấp có thẩm quyền ban hành.

      - Buộc nộp lại quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước không đúng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ được cấp có thẩm quyền ban hành.

      => Như vậy, nếu có căn cứ cho rằng việc mua xe ô tô hay xây dựng những hạng mục là không cần thiết và gây lãng phí thì sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phụ thu hồi về quỹ. Tuy nhiên những tài sản này là hiện vật nên được quy đổi ra tiền để thực hiện thu hồi.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn