Cảnh sát giao thông phạt tiền nhưng không lập biên bản có đúng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/06/2022

Cảnh sát giao thông phạt tiền nhưng không lập biên bản có đúng không? Biên bản xử phạt vi phạm hành chính phải lập thành mấy bản?

Chào anh, hôm qua em bị cảnh sát giao thông phạt 200.000 đồng vì lỗi không đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, chiến sĩ CSGT không lập biên bản xử phạt cho em. Như vậy có đúng không? 

    • Cảnh sát giao thông phạt tiền nhưng không lập biên bản có đúng không?

      Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

      1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

      Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

      2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

      Như vậy, theo quy định như trên khi xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền dưới 250.000 đồng thì sẽ không phải lập biên bản. Cho nên chiến sĩ Cảnh sát giao thông không lập biên bản xử phạt bạn là đúng quy định.

      Biên bản xử phạt vi phạm hành chính phải lập thành mấy bản?

      Theo Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

      Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.

      Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn