Để vật nuôi chạy ra đường có bị xử phạt không? Nếu gây tai nạn thì có phải bồi thường?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/02/2022

Tôi đi trên đường thì thấy có một người dắt theo vài con bò đi dưới lòng đường tương đối nguy hiểm. Liệu người này có bị phạt gì không? Nếu gây tai nạn thì ai có trách nhiệm bồi thường?

    • Để vật nuôi chạy ra đường có bị xử phạt không?

      Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68181', '359114');" target='_blank'>Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

      1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

      b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

      c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

      d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

      đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

      e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

      g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

      h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

      .....

      Như vậy, theo quy định như trên người có hành vi để vật nuôi đi trên đường bộ, như bạn nhắc tới có thể bị xử phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng, nếu không đảm bảo an toàn cho người khác khi tham gia giao thông.

      Vật nuôi đi trên đường gây tai nạn ai phải bồi thường?

      Căn cứ Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

      1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

      3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

      4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

      Theo đó, người chủ sở hữu súc vật hoặc người chiếm hữu hoặc người thứ ba hoàn toàn có lỗi trong việc gây tai nạn sẽ có trách nhiệm bồi thường nếu súc vật gây thiệt hại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn