Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính có bị xử phạt về bình đẳng giới không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/08/2022

Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính có bị xử phạt về bình đẳng giới không? Vi phạm quy định về bình đẳng giới có bị xử phạt hình sự không?

Do trọng nam khinh nữ nên anh A bắt buộc con gái phải nghỉ học dù T học rất giỏi. Anh A cho rằng con gái học nhiều cũng chẳng giúp ích được gì nên nghỉ học đi làm, phụ giúp bố, mẹ để em trai đi học. Vậy ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính có bị xử phạt về bình đẳng giới không? Vi phạm quy định về bình đẳng giới có bị xử phạt hình sự không?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính có bị xử phạt về bình đẳng giới không?

      Căn cứ Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('75C19', '372693');" target='_blank'>Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo, cụ thể như sau:

      1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính.

      2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính.

      3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.

      4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;

      b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

      5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

      6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.

      7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

      b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

      c) Buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;

      d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.

      Như vậy, khi có hành vi ép buộc người khác nghỉ học thì bản thân người ép buộc có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm.

      2. Vi phạm quy định về bình đẳng giới có bị xử phạt hình sự không?

      Căn cứ Điều 165 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '372693');" target='_blank'>Điều 165 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới, cụ thể như sau:

      1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

      a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      b) Phạm tội 02 lần trở lên;

      c) Đối với 02 người trở lên.

      3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Theo đó, người có hành vi xâm phạm quy định về bình đẳng giới có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn