Học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng có được giảm thời gian chấp hành tại trường không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/08/2022

Học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng có được giảm thời gian chấp hành tại trường không? Gia đình đến thăm gặp học sinh đang chấp hành trong trường giáo dưỡng phải xuất trình giấy tờ gì?

Xin chào ban biên tập, tôi có con được đưa vào trường giáo dưỡng, cháu khi vô thì chấp hành tốt nội quy cũng như tích cực học tập, rèn luyện trong đó, vậy con tôi có được giảm thời gian chấp hành tại trường giáo dưỡng không? Xin được giải đáp.

    • 1. Học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng có được giảm thời gian chấp hành tại trường không?

      Căn cứ Điều 23 Nghị định 140/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('75C14', '373717');" target='_blank'>Điều 23 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh như sau:

      1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng, có kết quả xếp loại học tập, rèn luyện, học nghề và lao động đạt loại Khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định khen thưởng bằng một trong các hình thức sau đây:

      a) Biểu dương; tặng giấy khen; tặng quà;

      b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức;

      c) Được thưởng 05 ngày về thăm gia đình, không kể thời gian đi đường và một khoản tiền để ăn, mua vé tàu, xe đi và về;

      Trường hợp hết thời gian thưởng về thăm gia đình mà học sinh cố tình không trở lại thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức đưa học sinh đó trở lại trường giáo dưỡng;

      d) Được đề nghị xem xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.

      2. Học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

      a) Khiển trách;

      b) Cảnh cáo;

      c) Giáo dục tại phòng riêng không quá 05 ngày. Học sinh bị giáo dục tại phòng riêng phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước đội, tổ, nhóm hoặc lớp. Trong thời gian giáo dục tại phòng riêng, học sinh được tham gia học văn hóa.

      3. Quyết định khen thưởng, kỷ luật được lưu vào hồ sơ học sinh.

      4. Học sinh vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, con anh/chị khi vào trường giáo dưỡng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng và tích cực học tập, rèn luyện và đạt các điều kiện khác sẽ được xem xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng. Việc xem xét này là do nhà trường quyết định, anh/chị nên động viên cháu thực hiện tốt trong thời gian chấp hành tại trường để có thể sớm về với gia đình.

      2. Gia đình đến thăm gặp học sinh đang chấp hành trong trường giáo dưỡng phải xuất trình giấy tờ gì?

      Theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('75C14', '373717');" target='_blank'>Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh như sau:

      1. Chế độ thăm gặp thân nhân

      a) Học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.

      Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ;

      b) Trường giáo dưỡng cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân học sinh. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

      Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thân nhân đến thăm gặp học sinh không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng dấu giáp lai được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.

      Thân nhân đến thăm gặp học sinh phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ trưởng giáo dưỡng;

      c) Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát.

      Theo đó, gia đình đến gặp học sinh trong trường giáo dưỡng phải có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn