Hút thuốc gây cháy rừng sản xuất thì bị xử lý ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/06/2019

Tôi là chủ rừng sản xuất, được nhà nước giao đất. Thời gian hè, nắng nóng tăng cao gây nguy cơ cháy rừng lớn. UBND đã nâng mức độ cảnh báo cháy rừng và yêu cầu các bên liên quan thực hiện biện pháp  phòng cháy rừng tương ứng với mức độ cảnh báo. Tuy nhiên vừa qua có nhóm tham quan vào khu vực rừng sản xuất nơi tôi và để lại tàn thuốc gây cháy rừng. Xin hỏi, hành vi này phải bị xử lý ra sao? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

    • Hút thuốc gây cháy rừng sản xuất thì bị xử lý ra sao?
      (ảnh minh họa)
    • Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất ( được quy định tại Điều 19 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001) sẽ bị xử phạt như sau:

      - Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000.

      - Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

      - Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

      - Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.00 đồng

      - Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

      - Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

      - Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

      - Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

      Như vậy, chủ rừng căn cứ vào diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất, từ đó lập báo cáo gửi cơ quan chức năng để đưa ra mức xử phạt phù hợp.

      Đồng thời người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn