Khắc phục hậu quả VPHC lĩnh vực ANTT, PCCC, Phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình gồm những biện pháp nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/01/2022

Xin được hỏi là biện pháp khác phục hậu quả do vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào? 

    • Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '358306');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các biện pháp khác phục hậu quả như sau:

      - Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

      + Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;

      + Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động);

      + Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

      + Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

      + Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;

      + Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi phạm hành chính;

      + Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

      + Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;

      + Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định;

      + Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;

      + Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định;

      + Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

      + Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

      + Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định hoặc buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét;

      + Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật;

      + Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

      + Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố;

      + Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc buộc thu hồi biên bản kiểm định;

      + Buộc xin lỗi công khai;

      + Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng;

      + Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn