Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/03/2022

Chào anh/chị, anh chị cho em hỏi kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào?

    • Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào?

      Tại Điều 31 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định về kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

      Điều 31. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

      1. Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.

      Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước bảo đảm nguyên tắc không quá 01 lần kiểm tra trong 01 năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.

      2. Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.

      3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

      4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

      5. Việc kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về vi phạm hành chính.

      Phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

      Tại Điều 32 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định về phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

      Điều 32. Phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

      1. Việc phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan liên quan ở trung ương; giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

      2. Trình tự, thủ tục phối hợp thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn