Một quân nhân, một đảng viên đánh vợ thì hình thức kỷ luật như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Chồng tôi là bộ đội đoàn đặc công 198. Chúng tôi kết hôn năm 2007 và có 1 con gái 6 tuổi. Chồng tôi có gđ nhưng không biết vun vén. Vẫn đam mê nhậu nhẹt chơi bời kể cả cờ bạc. Thường xuyên k mang tiền về đóng góp cho gđ. Nhiều mâu thuẫn phát sinh từ tính vô tâm và k có ý thức trách nhiệm của anh ta. Đơn vị anh ta phải trực 24/24 giờ. Mỗi tháng may ra mới về nhà được 2 ngày nhưng anh ta lại chìm đắm bên bàn nhậu với bạn bè. Rồi sinh ra cãi cọ và hôm nay anh ta đã đánh đập tôi thâm tím mình mẩy mặt mày chỉ vì nói a ta về việc nhậu nhẹt thâu đêm. Xin luật sư cho tôi biết với cương vị là đảng viên và là Quân nhân chuyên nghiệp a ta sẽ bị xử lý như thế nào. Và tư vấn cho tôi biết yôi phải làm gì để đòi lại công bằng cho hành vi bạo lực của anh ta. Và cho tôi biết khi ly hôn tôi sẽ chắc chắn được nuôi con chứ. Cảm ơn luật sư!

    • Để bảo vệ quyền lợi cho mình thì trước mắt bạn có thể yêu cầu các cơ quan chính quyền cấp cơ sở can thiệp như Hội phụ nữ hay cơ quan công an. Hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình có thể bị xử phạt từ 1 đến 1,5 triệu theo Nghị định 167/2013/NĐ – CP' onclick="vbclick('34230', '109320');" target='_blank'>Nghị định 167/2013/NĐ – CP.

      Vơi tư cách là đảng viên thì với hành vi trên chồng bạn có thể bị kỷ luật tới mức khai trừ đảng theo Quyết định 181 của Ban Chấp hành Trung Ương đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm:

      Điều 31. Vi phạm về bạo lực gia đình

      1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách ....

      3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

      a) Trả thù, trù dập người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

      b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

      Về quyền nuôi con sau khi ly hôn thì con bạn đã 6 tuổi nên việc phân định quyền nuôi con theo nguyên tắc thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ theo quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu bạn trình bày được những điều kiện vật chất và tinh thần tốt hơn thì Tòa án có thể xem xét giao quyền nuôi con cho bạn!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn