Mức phạt khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/06/2019

Tôi được biết hiện nay các cơ sở sản xuất và kinh kinh thực phẩm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính, nếu vi phạm nhiều lần có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Mức phạt khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

    • Mức phạt khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

      Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

      Bên cạnh đó, hành vi vi phạm trên sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

      - Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định

      - Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định

      Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

      - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

      - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

      - Sơ chế nhỏ lẻ;

      - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

      - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

      - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

      - Nhà hàng trong khách sạn;

      - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

      - Kinh doanh thức ăn đường phố;

      - Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn