Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh có được gia đình đưa về chữa bệnh không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/11/2022

Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh có được gia đình đưa về chữa bệnh không? Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết nhưng không có gia đình thì ai lo mai táng? Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có nghĩa vụ gì?

Chào Ban biên tập, con trai tôi đang bị tạm giữ theo thủ tục hành chính nhưng cháu lại bị bệnh. Cho tôi hỏi là gia đình có thể đưa cháu về để chữa bệnh không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

    • Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh có được gia đình đưa về chữa bệnh không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh có được gia đình đưa về chữa bệnh không?

      Tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79F5D', '381923');" target='_blank'>Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh như sau:

      a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì được điều trị tại chỗ;

      b) Trường hợp tình trạng bệnh cần cấp cứu thì cơ quan, đơn vị và người quản lý trực tiếp người bị tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị, đồng thời thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc;

      c) Trường hợp gia đình, thân nhân, gia đình của người bị tạm giữ có đơn đề nghị đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11, điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc tạm giữ và cho họ về gia đình để chữa bệnh. Việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 21 Nghị định này;

      d) Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình, thân nhân của họ ở xa, không kịp thời đến để chăm sóc thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc người bị tạm giữ.

      Như vậy, theo quy định trên gia đình bạn vẫn có thể đưa con trai đang tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh về nhà để chữa bệnh nếu như bạn làm đơn đề nghị. Bên cạnh đấy con trai của bạn phải được xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ theo quy định của luật, thì lúc đấy người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc tạm giữ và cho con trai bạn về để chữa bệnh.

      2. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết nhưng không có gia đình thì ai lo mai táng?

      Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79F5D', '381923');" target='_blank'>Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ:

      a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết;

      b) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật;

      c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.

      Do đó, theo quy định trên người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết nhưng không có gia đình thì việc mai táng sẽ do cơ quan, đơn vị tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết.

      3. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có nghĩa vụ gì?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Nghị định 142/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79F5D', '381923');" target='_blank'>Điều 27 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định người bị tạm giữ có nghĩa vụ như sau:

      a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

      b) Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;

      c) Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng thu phát sóng, văn hóa phẩm độc hại, rượu, bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.

      Trên đây là những nghĩa vụ của người tạm giữ theo quy định của luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn