Người tham gia giao thông khi có nồng độ cồn trong người

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/09/2016

Cháu xin kính chào các vị luật sư! Cháu hiện là Sinh viên năm cuối Đại Học Xây Dựng Hà Nội. Cháu có chút vấn đề mong các Luật Sư tư vấn giúp cháu. Hôm mùng 5 Tết vừa rồi, bố của cháu có tham gia giao thông, đi trên đường trục chính liên xã, đi với tốc độ chậm, không có rượu bia trong người. Khi đó có 1 người đàn ông bị say rượu, say k biết 1 tý gì đi từ trong ngõ nhỏ ra, đi với tốc độ cao, không làm chủ được mình, lao thẳng ra đường trục chính, vì đi chậm nên bố cháu có lái sang bên kia đường để tránh, nhưng người đàn ông đó vẫn đâm trực diện vào xe bố cháu gây tai nạn. Trên xe bố cháu có đèo theo mẹ cháu, và đi sau là chị gái. Sau khi gây tai nạn, không có sự xuất hiện của chính quyền, nên hiện trường vụ án không được giữ lại và gia đình ngừoi đàn ông bị say rượu kia đã giữ xe của bố cháu lại, mang về nhà họ. Sau đó tất cả được đưa lên bệnh viện để chụp chiếu, rất may bố cháu không có thương tích, nhưng người đàn ông gây tai nạn kia thì bị gẫy xương bánh chè. Vì bố mẹ ở quê, hiểu biết về pháp luật cũng không được nhiều, hiện tại rất lo lắng, lo gia đình người đàn ông kia kiện ra pháp luật (cãi trắng thành đen vì k có chứng cứ), bắt gia đình cháu đền bù, Mong các vị luật sư tư vấn giúp cháu cụ thể để cháu báo với bố mẹ cho yên tâm. Cháu xin chân thành cảm ơn!

    • Chào thanhtam7994!

      Vì sự việc xảy ra nhưng không được cơ quan chức năng can thiệp kịp thời nên không thể có sơ đồ hiện trường để xác định chính xác lỗi của hai bên. Tuy vậy việc người đó dùng bia rượu khi tham gia giao thông đã không thể đảm bảo an toàn và vi phạm quy định của luật giao thông cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện.

      Mặc dù vậy thì cũng có cơ sở để xác định những phần lỗi nhất định,người đó có thể dồn trách nhiệm cho cha mẹ bạn nhưng để xảy ra tai nạn cũng phải có lỗi của người đó. Cha bạn cũng vi phạm luật giao thông khi chở 3 người vì vậy có thể coi đây là trường hợp lỗi hỗn hợp.

      Để giải quyết triệt để sự việc thì trước tiên hai bên cần thương lượng giải quyết, nếu không thì buộc phải yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo luật định. Trường hợp này có thể chỉ giải quyết theo các thủ tục của vụ việc dân sự về bồi thường thiệt hại theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005.

      Chúc bạn năm mới nhiều may mắn và sự việc của cha bạn sớm được giải quyết!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn